Cách tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm

tôm thẻ
Ảnh: Shandong Longchang/Allaboutfeed

Sự tăng trưởng và phát triển của tôm là kết quả của sự hấp thu năng lượng và các chất dinh dưỡng mỗi ngày mà đơn cử là protein.

Đạm (protein) là một trong những thành phần chiếm chi phí cao nhất trong thức ăn cho tôm, và việc xây dựng một công thức thức ăn đáp ứng đúng nhu cầu về protein (các axit amin) của tôm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để có thể kiểm soát chi phí, các nhà nhà sản xuất thức ăn thủy sản mong muốn có thể tinh giảm phần trăm đạm trong viên thức ăn, tuy nhiên việc cắt giảm này không được làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của tôm. Để hiểu được sự ảnh hưởng của protein trong khẩu phần ăn lên tốc độ tăng trưởng và trọng lượng cuối cùng khi thu hoạch, có một yếu tố quan trọng nữa cần phải được được xem xét, đó chính là sự tác động của lượng thức ăn mà tôm ăn vào (FI).

Việc quản lý chương trình cho ăn phù hợp cũng quan trọng như việc xây dựng công thức thức ăn, đóng vai trò trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng toàn diện của tôm, giảm thiểu chất thải và ô nhiễm. Để có thể tránh hiện tượng chuyển hóa thức ăn kém và các vấn đề về chất lượng nước, người nuôi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa lượng thức ăn và các chất dinh dưỡng mà tôm ăn vào với sự tăng trọng của tôm trong suốt vụ nuôi.

Có vài bất đồng quan điểm liên quan đến hàm lượng đạm trong thức ăn, những sự bất đồng này chủ yếu là do sự hiểu lầm về cách làm sao để tối ưu hóa việc quản lý cho ăn trong ao nuôi, trong khi vẫn phải đáp ứng được nhu cầu về protein chính xác cho tôm. Tăng trưởng là kết quả của sự hấp thu năng lượng và các chất dinh dưỡng mỗi ngày mà đơn cử là protein. Lượng đạm mà tôm hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày, trực tiếp liên quan đến nồng độ protein trong thức ăn và tổng khối lượng thức ăn mà tôm ăn vào.

tôm thẻ
Người nuôi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa lượng thức ăn và các chất dinh dưỡng mà tôm ăn vào với sự tăng trọng của tôm trong suốt vụ nuôi. Ảnh agromarketing

Bằng cách điều chỉnh lượng đạm trong thức ăn để phù hợp với lượng thức ăn mà tôm ăn vào sẽ tránh được hiện tượng tiêu thụ quá mức lượng protein, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí thức ăn và giảm lượng ni-tơ đào thải ra môi trường. Sử dụng chương trình cho ăn này kết hợp với việc bổ sung các axit amin thiết yếu trong khẩu phần ăn, ngành công nghiệp gia cầm đã giảm được lượng tiêu thụ protein lên đến 20%.

Nếu người nuôi tôm hiểu và đáp ứng được nhu cầu protein của tôm với lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trong suốt chu kỳ nuôi, thì việc tiết kiệm được chi phí thức ăn là điều rất khả thi. Tuy nhiên để làm được như vậy, một thứ cần phải được hiểu rõ đó là mối quan hệ giữa nồng độ protein trong thức ăn và lượng thức ăn mà tôm ăn vào.

Việc cho tôm ăn một loại thức ăn có chứa quá nhiều đạm mang lại nhiều bất lợi cho người nuôi, mà chủ yếu là do sự khó khăn trong việc duy trì hợp lý tỷ lệ năng lượng và protein. Trong một thí nghiệm đã được thực hiện, tôm thẻ có khối lượng ban đầu 1.3g được cho ăn 41g đạm trên một kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày, tuy nhiên có sự thay đổi về hàm lượng đạm trong thức ăn và lượng thức ăn được cho ăn. Cụ thể, tôm được cho ăn thức ăn chứa 32% đạm, với tỷ lệ cho ăn là 12% trọng lượng thân, tăng trường 3,4g với hiệu quả sử dụng thức ăn là 51.7%. Còn tôm khi được cho ăn 48% đạm, 8% trọng lượng thân, tăng trưởng 2.9g với hiệu quả sử dụng thức ăn là 68.7%.

Những kết quả trong thí nghiệm này có ý nghĩa quan trong đến ngành công nghiệp nuôi tôm thương phẩm. Thậm chí ở những ao nuôi mà việc quản lý thức ăn đã rất tốt, chỉ cần thay đổi loại thức ăn có lượng đạm ít hơn mà nhu cầu protein không được đáp ứng thông qua việc tăng lượng thức ăn tiêu thụ cũng sẽ giảm hiệu quả chuyển đổi thức ăn, tăng hàm lượng chất hữu cơ trong hệ thống nuôi, và có thể làm giảm sự tăng trưởng của tôm.

Nếu các tỷ lệ cho ăn được quản lý phù hợp thì việc đánh giá các loại thức ăn với hàm lượng đạm khác nhau có thể được xác định như sau. Nếu thức ăn có hàm lượng 30% đạm đang được sử dụng và những lợi ích của thức ăn có hàm lượng đạm cao hơn được đánh giá là cần thiết, thì lượng thức ăn đạm cao này phải được cắt giảm so với thức ăn có hàm lượng đạm thấp. Ví dụ, so sánh viên thức ăn 30% với 40% đạm, thì lượng thức ăn 40% đạm chỉ nên cho ăn ở mức 70%  (30/40 x100) của lượng thức ăn có chứa 30% đạm.

Nguồn: Tepbac.com

Bài viết liên quan
Gọi Ngay
chat-active-icon