Về gan tôm
Bệnh về gan trên tôm là một căn bệnh khá nguy hiểm, nếu không có cách phòng chống và điều trị kịp thời có thể gây chết tôm hàng loạt và gây tổn thất nặng nề về kinh tế. Việc tìm kiếm các giải pháp và xử lý kịp thời giúp tôm tăng khả năng miễn dịch cho gan, hạn chế các thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Về nguyên tắc sử dụng kháng sinh, để việc điều trị bằng kháng sinh đạt hiệu quả cần phải tìm hiểu về các loại kháng sinh, xác định kháng sinh có hiệu quả với chủng gây bệnh cụ thể hay không. Quan trọng là chúng ta sử dụng đúng thuốc, đúng mục đích, dùng đúng liều lượng, tuân thủ thời gian ngưng thuốc và tuyệt đối không dùng hút cấm.
Về môi trường, nên chủ động kiểm soát thông qua việc thay nước mới, vệ sinh đáy ao thường xuyên, tăng cường quạt nước, oxy sủi, cung cấp đấu oxy để tôm hoạt động và phát triển. Thường xuyên sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nguồn nước, đáy ao.
Các thực phẩm bổ sung như các chất được sử dụng phổ biến cho tôm: Sorbitol, Inositol, Choline, Methionine. Sorbitol có kích thích sự tiết mật và các enzyme tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn đạt hiệu quả cao hơn. Sorbitol giúp tên kích thích tiết ra một số hormone duy trì hoạt động bình thường của gan và cơ thể. Mặt khác chúng giúp tăng cường chuyển hóa chất béo tích lũy trong gan thành phospholipid, có tác dụng giảm hàm lượng chất béo trong gan, cung cấp phospholipid cho nhu cầu của tôm.
Gan tôm dễ bị các mầm bệnh tấn công. Ảnh: huynhtramaquaculture
Sự hiện diện của Sorbitol, Inositol, Choline và Methionine trong chế phẩm nhằm tăng cường chức năng gan, hỗ trợ gan loại thải hiệu quả chất độc ra khỏi cơ thể của tôm và duy trì các hoạt động ở mức bình thường, giúp tôm nuôi sinh trưởng, phát triển nhanh, duy trì tình trạng sức khỏe tốt, ít bệnh.
Sau khi sử dụng các chất trên, nên bổ sung, sử dụng kèm theo những chất hỗ trợ gan như Beta glucan, Premix, men tiêu hóa,… Giúp hỗ trợ tôm phục hồi chức năng gan.
Lưu ý trong quá trình nuôi, sau khi dùng kháng sinh liên tục 3 ngày, nên ngưng thuốc, tập trung giải độc gan, phục hồi chức năng gan tụy. Sau khi xổ ký sinh trùng,, sau khi diệt khuẩn nước, khi thời tiết và khí hậu môi trường thay đổi… Cần dùng chất hỗ trợ gan và những chất bổ sung đã nói ở trên để phục hồi chức năng gan tụy tôm.
Về hệ tiêu hóa
Trong những năm gần đây việc dịch bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp. Và việc các hộ dân nuôi tôm thường xuyên dùng kháng sinh không theo khoa học hậu quả là làm cho hệ tiêu hóa trên tôm mất đi sự cân bằng vi sinh đường ruột.
Việc đó đã làm cho số lượng lợi khuẩn có trong đường ruột mất đi và làm cho các vi khuẩn có hại tăng cao biểu hiện rõ là tôm hay mắc các chứng bệnh như phân trắng, ruột đứt khúc, phân lỏng,.. Dẫn đến việc tôm sẽ chậm lớn và có thể gây thiệt hại cho bà con nuôi tôm. Để tránh những dịch bệnh đáng tiếc như trên trong hệ vi sinh dường ruột thì việc dùng các chế phẩm sinh học.
Bacillus subtilis là một loại vi khuẩn Gram dương, là trực khuẩn hình que, có khả năng tạo bào tử trong điều kiện môi trường bất lợi như hạn hán, độ mặn, bức xạ cực cao, pH và dung môi, môi trường nghèo dinh dưỡng.
B. subtilis có hệ thống men tương đối hoàn chỉnh, có khả năng sản sinh nhiều enzyme, đặc biệt là amylase và protease – 2 loại enzyme quan trọng thuộc hệ thống men tiêu hóa, sản sinh các enzyme có khả năng thủy phân glucid, lipid, protid, enzyme cellulase biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu, lecitinase thủy phân các chất béo phức hợp, enzyme phân giải gelatin, enzyme phân giải fibrin và một loại enzyme giống lysozyme gây tác dụng trực tiếp dung giải một số typ vi khuẩn Proteus gây bệnh trong đường ruột…
Nấm men có vai trò hỗ trợ hệ tiêu hóa tôm. Ảnh: hoachatnhanong.com
Ngoài ra B. subtilis còn có khả năng tổng hợp một số chất kháng sinh tự nhiên như Bacitracin, Bacilysin, Baxilomicin (A,B,C,R), Bacillopectin, Mycobacillin, Subtilin (A,B,C), Prolimicin… có tác dụng ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt một số vi sinh vật khác, tác dụng lên cả vi khuẩn gram âm lẫn gram dương, nấm gây bệnh.
Nhờ các kháng sinh này mà B. subtilis có khả năng cạnh tranh tốt với các vi khuẩn khác. Bacillus subtilis tồn tại trong các chế phẩm sinh học ở trạng thái bào tử, khi đưa vào dạ dày nó không bị acid cũng như các men tiêu hóa ở dịch vị phá hủy. Nhờ vậy, bào tử của B. subtilis có thể qua được rào chắn tiêu hóa sau đó nảy mầm và sinh sôi trong đường ruột.
Ở ruột, bào tử nảy mầm và phát triển thành thể hoạt động giúp cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa, nhất là sau khi sử dụng kháng sinh kéo dài…Giai đoạn này, B. subtilis tổng hợp nhiều chất có hoạt tính sinh học có lợi cho cơ thể như các enzyme thủy phân như protease, α-amylase và một số enzyme khác hoạt động mạnh có lợi cho tiêu hóa ở ruột, các vitamin, acid amin …
Các enzyme do Bacillus subtilis sản xuất có tác dụng làm cho pH ở ruột ổn định, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Qua những tư liệu trên, bà con có thể hiểu rõ và lựa chọn được sản phẩm phù hợp với tình trạng tôm trong ao nuôi hiện nay. Chỉ nên sử dụng các loại thuốc được phép sử dụng, thay vì lạm dụng kháng sinh, bà con nên thay thế bằng các chế phẩm sinh học, vi sinh tự nhiên để hỗ trợ cho tôm phát triển và sinh trưởng tối ưu.