Acid hữu cơ: Có nên sử dụng cho tôm mỗi ngày?

Acid hữu cơ là gì?

Axid hữu cơ là hợp chất hữu cơ có một hoặc nhiều nhóm carboxyl, chúng tồn tại trong hầu hết các loại thực vật mà chúng tiêu thụ mỗi ngày. Loại acid này bao gồm acid carboxyl đơn chức, mạch thẳng và các chất dẫn xuất tương ứng của chúng như các acid không bão hòa hydroxylic, phenolic và các acid carboxylic đa chức. Các acid này thường được gọi là acid béo chuỗi ngắn, acid béo dễ bay hơi hoặc các acid cacboxylic yếu.

Acid hữu cơ gây ảnh hưởng lớn đến các nhóm vi khuẩn gây bệnh, chúng làm giảm độ pH của môi trường xung quanh khiến các vi khuẩn có hại không thể tồn tại được. Những acid này có tính chất acid yếu và thường có mùi đặc trưng. Acid hữu cơ thường được tìm thấy trong thực phẩm, tự nhiên, và được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

acid huu co co nen su dung cho tom moi ngay 5250 Acid hữu cơ thường được sử dụng bằng cách bổ sung trong khẩu phần thức ăn cho vật nuôi giúp ngăn nấm mốc, kích thích sự ăn

Acid hữu cơ được dùng rất phổ biến, đặc biệt đối với ngành tôm. Một số loại acid hữu cơ cho tôm như:

– Acid lactic: Ức chế vi khuẩn Vibirio spp gây bệnh, cải thiện hệ vi sinh có lợi đường ruột

– Acid formic: Kích thích tiêu hóa thức ăn, tác động tích cực đến sự tăng trưởng của tôm

– Acid propionic: Ngăn cản nấm mốc và vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn tôm

Ứng dụng của acid hữu cơ

Trong đường ruột tôm luôn tồn tại 2 dòng vi khuẩn có lợi và có hại ở ngưỡng cân bằng. Vi khuẩn có lợi phát triển môi trường pH thấp hơn so vi khuẩn có hại Vibrio spp… Trong nuôi tôm công nghiệp, mật độ cao, tôm ăn thức ăn công nghiệp nên ao nuôi rất dễ ô nhiễm và vi khuẩn có hại Vibrio spp phát triển mạnh trong môi trường. Vibrio tìm cách xâm nhập vào cơ thể tôm thông qua con đường ăn, khi vào đường ruột tôm, chúng gia tăng mật độ và gây bệnh cho tôm, ảnh hưởng sức khỏe, năng suất sản lượng tôm nuôi.

Việc acid hóa bột cá, nguyên liệu làm thức ăn và thức ăn có thể giúp khống chế sự phát triển của vi khuẩn trong điều kiện bảo quản. Acid hữu cơ và sự phối trộn trong chế biến thức ăn có thể đem lại lợi ích như một chất điều chỉnh môi trường đường ruột (Gut Environment Modifier – GEM). Trong nguyên liệu thức ăn hoặc trong ruột, những acid hữu cơ như acid formic, benzoic và furamic ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Những phân tử của acid hữu cơ thâm nhập vào vách tế bào vi khuẩn (đặc biệt là vi khuẩn gram âm), phân ly trong tế bào chất và làm rối loạn những chức năng của tế bào. Do đó, khi được dùng với liều lượng thích hợp, hỗn hợp các muối của các acid này đem lại sự an toàn, hiệu nghiệm và chi phí thấp trong việc kiểm soát bệnh đường ruột do vi khuẩn gram âm, thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột của vật chủ phát triển.

Sử dụng mỗi ngày có tốt cho tôm không?

Có rất nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh những tác dụng tích cực của acid hữu cơ có trong thức ăn của tôm cá. Đây là ứng viên sáng giá có thể thay thế hoàn toàn các loại kháng sinh kích thích tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản.

acid huu co co nen su dung cho tom moi ngay 5250 1

Acid lactic và acid citric giúp tăng khả năng hấp thụ và sử dụng thức ăn nhờ sự cải thiện vị giác đối với thức ăn

Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản là sự kết hợp của nhiều loài nuôi, hoạt động cho ăn, mô hình nuôi khác nhau nên việc sử dụng acid hữu cơ cho từng điều kiện môi trường là khác nhau. Vì thế, khi sử dụng acid hữu cơ trong chăn nuôi thủy sản cần phải đúng liều lượng và phù hợp đối với từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi

Bên cạnh đó, tùy vào mục đích sử dụng mà bà con cân nhắc về cách sử dụng cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả và tối ưu chi phí nhất. Không nên lạm dụng acid hữu cơ trong chăn nuôi tôm. Việc sử dụng acid hữu cơ với tần suất vừa phải, luân phiên bổ sung vào thức ăn cho tôm chỉ 1-2 lần/ tuần sẽ mang lại hiệu quả cao, kích thích tôm bắt mồi, sinh trưởng nhanh, tăng năng suất.

Bài viết liên quan
Gọi Ngay
chat-active-icon