Nhu cầu về dầu cá tăng lên cũng như nhu cầu nuôi trồng thủy sản bền vững ngày càng được quan tâm, tuy nhiên, nguồn cung cấp acid béo không bão hòa đa chuỗi dài n-3 (LC-PUFA) vẫn còn ít. Có một mối quan tâm ngày càng tăng đối với các loại dầu tảo, nhưng nguồn cung bị hạn chế với chi phí cao và các đánh giá môi trường chưa xác định. Dầu thực vật biến đổi gen sẽ hầu như không được chấp nhận bởi hầu hết người tiêu dùng ở các thị trường lớn như Châu Âu. Do đó, dầu cá vẫn là lựa chọn tốt nhất để đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng của các loài được nuôi chính như cá hồi và các loài sinh vật biển. Dầu cá ngừ được chiết xuất từ ngành công nghiệp đánh bắt cá ngừ đại diện cho một nguồn acid béo thiết yếu độc đáo và bền vững.
DHA – Acid béo thiết yếu có giá trị nhất
Các n-3 LC-PUFA, chẳng hạn như Axit DocosaHexaenoic và EicosaPentaenoic (DHA và EPA), được coi là acid béo thiết yếu cho cá biển. Không giống như một số loài cá nước ngọt, động vật biển có khả năng kéo dài và khử bão hòa acid béo C18, tức là Acid Linoleic (18:2 n-6, LA) và Acid Linolenic (18:3 n-3, ALA) thành C20, 22, LC-PUFA. Trong các thử nghiệm gần đây, các yêu cầu của acid béo thiết yếu (EFA) đã được đánh giá lại ở các kích cỡ khác nhau trên cá hồi (Salmo salar) trong điều kiện nuôi trồng thực tế. Do đó, 10 g/kg EPA + DHA trong khẩu phần ăn cá hồi Đại Tây Dương (hoặc 3,5% tổng lượng acid béo), mức độ trước đây được coi là đủ, được phát hiện là quá thấp để duy trì sức khỏe cá trong điều kiện nuôi lồng trên biển, thiết lập mức an toàn 17 g/kg EPA + DHA (5,7% acid béo). Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng mức độ DHA cao hơn cũng có thể góp phần vào sắc tố cá hồi tốt hơn. Bên cạnh những tác động riêng lẻ của DHA và EPA, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng tỷ lệ DHA/EPA trong khẩu phần ăn (Bảng 1) có thể ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng ở cá biển. Tỷ lệ DHA/EPA phù hợp trong khẩu phần ăn không chỉ có thể cải thiện hiệu suất tăng trưởng của cá biển mà còn tăng cường các phản ứng miễn dịch của chúng. Hàm lượng DHA cao và tỷ lệ DHA/EPA cao có thể làm giảm dị tật xương trong giai đoạn ấu trùng. DHA cũng được giữ lại tốt hơn do quá trình oxy hóa của DHA cho năng lượng phức tạp hơn thông qua sự tham gia của peroxisomes. DHA cũng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển và chức năng thần kinh (não và mắt) mà EPA không có.
Bảng 1. Tỷ lệ tối ưu DHA/EPA trong khẩu phần ăn cho tăng trưởng
Loài | Tỷ lệ tối ưu DHA/EPA trong khẩu phần cho sự phát triển của cá con | Nguồn |
Cá tráp đầu vàng | 1.5 | Rodriguez et al .,1997 |
Cá măng sữa | > 2 | Gapaspin and Duray, 2001 |
Cá bớp | > 2 | Trushenski et al ., 2012 |
Cá đù vàng | > 2 | Zuo et al ., 2012 |
Cá chẽm Nhật Bản | > 2 | Xu et al ., 2016 |
Cá chim vây vàng | > 1.4 | Zhang et al ., 2019 |
Biểu đồ 1. Hàm lượng DHA và EPA của một số loại dầu cá
Bảng 2. Tình trạng oxy hóa và thành phần acid béo của dầu cá (CTL) và dầu cá ngừ từ phụ phẩm
Thông số | CTL | Dầu cá ngừ từ phụ phẩm |
Đánh giá quá trình oxy hóa lipid | ||
Giá trị Peroxide PV, mEq (Peroxide/kg tổng Lipid) | 2,3 | 1,2 |
Conjugated diene (E232) | 6,9 | 3,2 |
Conjugated trienes (E268) | 0,6 | 0,9 |
Giá trị Anisidine (AV) | 7 | 61 |
Tổng giá trị Carbonyl (CV) | 21 | 37 |
Sản phẩm hòa tan lipid (LSFP) | 6 | 16 |
Các chất phản ứng Acid Thiobarbituric (TBARS, mg/kg) | 33 | 41 |
Lipid cực (PL, % tổng Lipid) | 7 | 14 |
Thành phần acid béo (% tổng acid béo) | ||
EPA | 13,4 | 5,5 |
DHA | 4,9 | 19,2 |
Chỉ số không bão hòa | 172 | 208 |
Bảng 3. Hiệu suất tăng trưởng của cá hồi cầu vồng được cho ăn chế độ ăn thử nghiệm có chứa dầu cá tiêu chuẩn (CTL), dầu cá ngừ từ phụ phẩm
CTL | Dầu cá ngừ từ phụ phẩm | |
Trọng lượng ban đầu (g) | 61 ± 1 | 61 ± 1 |
Trọng lượng cuối cùng (g) | 364 ± 8 | 363 ± 10 |
Chỉ số tăng trưởng hàng ngày | 3.79 ± 0.06 | 3.78 ± 0.04 |
Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn | 0.79 ± 0.01 | 0.8 ± 0.02 |
Hiệu quả sử dụng thức ăn | 1.26 ± 0.01 | 1.26 ± 0.02 |
Chỉ số hepato – somatic | 1.3 ± 0.2 | 1.3 ± 0.2 |
Dầu cá ngừ – Nguồn DHA thiên nhiên hữu dụng
Trong số tất cả các loài cá ngoài thiên nhiên, cá ngừ được xếp hạng là loài săn mồi chính ở đầu chuỗi thức ăn. Thông qua chế độ thức ăn này, các loài cá ngừ có thể tổng hợp LC-PUFA và chứa hàm lượng DHA cao nhất trong tất cả các loài cá với tỷ lệ 5:20, EPA: DHA (Biểu đồ 1).
Dầu cá ngừ được chiết xuất từ 2 nguồn phụ phẩm tươi chính là đầu và ruột. Tình trạng oxy hóa cao hơn được biểu thị bằng các thông số như Anisidine (AV) và giá trị Peroxide (PV) đối với các phụ phẩm nấu chín. Một thử nghiệm kéo dài 12 tuần đã được thực hiện trên cá hồi cầu vồng (trọng lượng ban đầu 62 ± 1 g), được nuôi bằng chế độ ăn (protein thô 48%, lipid thô 23%) bổ sung bằng dầu capelin tiêu chuẩn 15% (CTL) hoặc dầu cá ngừ từ phụ phẩm (BYP) như được mô tả trong Bảng 2. Vào cuối giai đoạn thử nghiệm, không có sự khác biệt đáng kể nào về hiệu suất tăng trưởng được ghi nhận giữa các nhóm chế độ ăn như trong Bảng 3. Hơn nữa, hàm lượng lipid cơ thể hiện sự khác biệt đáng kể về DHA phù hợp với thành phần acid béo ban đầu của dầu cá ngừ (Bảng 4).
Bảng 4. Thành phần acid béo trong cơ của cá hồi cầu vồng được cho ăn chế độ ăn thử nghiệm có chứa dầu cá tươi (CTL) và dầu cá từ phụ phẩm ở nhiệt độ không đổi 17°C ± 1°C trong 12 tuần
3 tuần | 12 tuần | |||
Chế độ thử nghiệm | CTL | Dầu cá từ phụ phẩm | CTL | Dầu cá từ phụ phẩm |
Vật chất khô (%) | 24.4 ± 1.1 | 24.5 ± 0.7 | 26.2 ± 1,4a | 25,4 ± 0,7ab |
Tổng lipid (%) | 5.7 ± 1 | 5.3 ± 0.7 | 6.9 ± 1,1a | 6 ± 0,7b |
Thành phần FA (% tổng FA) | ||||
EPA | 4.5 ± 0,6a | 2.4 ± 0.2 | 5 ± 0,4a | 2,4 ± 0,3b |
DHA | 5 ± 0,9b | 7.2 ± 1,2a | 4.9 ± 1,2b | 8,9 ± 1,7a |
Chỉ số không bão hòa | 138 ± 9 | 137 ± 10 | 129 ± 10 | 137 ± 15 |
Nguồn dầu cá ngừ bền vững
Sản phẩm phụ của cá ngừ được chuyển thành bột cá và dầu cá (FMFO) trên toàn thế giới, đảm bảo rằng việc sử dụng 100% cá được đánh bắt. Người ta ước tính rằng hơn 60% tổng sản lượng cá ngừ đánh bắt trên toàn thế giới (gần 500 triệu tấn/năm) được chuyển đổi trong các nhà máy chế biến và gần 50% số này tạo ra các phụ phẩm được chế biến thành FMFO cá ngừ.
Tỷ lệ phụ thuộc cá Forage (FFDR) cho các loài như cá hồi đang được xem xét kỹ lưỡng. Cần nhấn mạnh rằng các sản phẩm phụ như cá ngừ không được tính đến trong FFDR. Các tiêu chuẩn cá hồi thức ăn ASC cuối cùng đã yêu cầu FFDR giảm dầu dưới 2,52 với các yêu cầu mới từ một số nhà bán lẻ thực phẩm xuống dưới 1,75. Cuối cùng, về mặt an toàn và ô nhiễm từ các chất không mong muốn như kim loại nặng hoặc dioxine/PCB, hầu hết các loại dầu cá ngừ đều chứa mức vượt quá giới hạn tối đa theo quy định thực tế của EU.
Kết luận
Dầu cá từ các phụ phẩm của ngành đánh bắt cá ngừ đại diện cho nguồn n-3 LC-PUFA có giá trị cao, có thể giúp ngành nuôi trồng thủy sản duy trì lợi nhuận và chất lượng dinh dưỡng sản phẩm trong chiến lược phát triển bền vững.