Sự khác biệt giữa EHP và các vi bào tử trùng khác là gì?

quy trinh nuoi tom hieu qua cho nguoi moi bat dau phan 2 3409

Bệnh EHP đang trở thành mối đe dọa đáng lo ngại cho người nuôi tôm hiện nay. Mặc dù không gây ra tử vong hàng loạt cho tôm nhưng lại gây ra thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi do ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng và tốc độ phát triển của tôm.

Tôm thẻ
EHP giống như đại dịch ở thủy sản, nhất là ở tôm. Ảnh: Tép Bạc

EHP là gì? Tại sao lại coi EHP là dịch bệnh

EHP là viết tắt của bệnh Enterocytozoon hepatopenaei, một bệnh trên tôm gây ra bởi vi bào tử trùng.

EHP trên tômEHP là dịch bệnh nguy hiểm gây nhiều thiệt hại cho người nuôi. Ảnh: Nghề Nông

Sự khác nhau giữa EHP và các vi bào tử trùng khác là EHP phá hủy các tế bào biểu mô hình ống ở gan tụy của tôm, do đó cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng bình thường của chúng. Mặc dù chưa chắc khiến tôm chết nhưng EHP thường được ghi nhận là nguyên nhân chính khiến tôm chậm lớn.

Hầu hết khi tôm nuôi nhiễm vi bào tử trùng (EHP) thường không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Trong một số trường hợp, nhiều phần trên cơ thể tôm chuyển sang màu trắng đục. Tôm nhiễm vi bào tử trùng (EHP) thường có hiện tượng mềm vỏ, giảm ăn, chết rải rác và rỗng ruột. Kích thước thường không đồng đều ở tôm nuôi trong những ao nhiễm bệnh.

Nguồn lây của bệnh EHP rất nhiều và khó kiểm soát: có thể lây từ tôm giống, từ thức ăn, từ môi trường,…

  • Theo chiều dọc: vi bào tử trùng có thể tồn tại trong trứng của tôm mẹ (tôm giống) và làm cho tôm con bị nhiễm trùng bệnh
  • Theo chiều ngang: tôm hay ăn tôm – những con tôm bị bệnh và ăn những sinh vật mang mầm bệnh ở trong ao nuôi như: các loại giun đất, cua và phân cua.
  • Theo đường ký sinh trên vỏ (da) tôm: sau khi tôm lột xác, vi bào tử trùng sẽ thoát khỏi vỏ bọc bám vào vỏ (da) tôm, thải chất độc trước rồi xâm nhập vào cơ thể khiến tôm bệnh và chết. Tôm ở độ tuổi nhỏ thường xuyên lột xác nên khả năng chết khá nhiều.

Tôm nhiễm EHP không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên có thể làm chậm quá trình điều trị và khiến dịch bệnh lây lan. Khi đã xác định nhiễm bệnh, thường là tôm sẽ không thể khỏi, nên cách duy nhất để xử lý là kiểm soát dịch bệnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sinh học từ khâu nhân giống đến nuôi trồng.

Chủ động phòng chống bệnh EHP

Rất nhiều người nuôi tôm khi thấy tôm nuôi của mình có những biểu hiện bệnh lâm sàng gần giống nhau, họ sẽ nghĩ ngay tới việc mua kháng sinh về dùng cho tôm với mong muốn chữa khỏi bệnh EHP để tránh thiệt hại tối đa từ dịch bệnh này.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sử dụng kháng sinh để trị EHP là KHÔNG HIỆU QUẢ. Việc lạm dụng kháng sinh làm cho tôm chậm lớn và gây ra hiện tượng kháng kháng sinh. Vậy phải làm sao?

Tôm thẻNên chủ động phòng chống dịch bệnh EHP tuy nhiên không nên lạm dụng kháng sinh phòng ngừa bệnh trên tôm. Ảnh: Tép Bạc

Phòng bệnh EHP chủ yếu dựa vào việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong việc lựa chọn tôm giống, quản lý ao nuôi, thức ăn, môi trường nước trước, trong quá trình nuôi và thực hiện đầy đủ các biện pháp về an toàn sinh học.

  • Với mùa vụ mới

– Kiểm soát EHP ngay từ tôm bố mẹ từ trại giống và thức ăn tươi sống không bị nhiễm EHP trong giai đoạn chọn lựa.

– Các vật dụng trong trang trại và ao nuôi phải được khử trùng trước khi sử dụng. Tăng cường xả nước thải để tránh tình trạng giảm chất lượng nước trong ao nuôi. Thêm men vi sinh vào nước trong ao để ngăn ngừa mầm bệnh hoặc vi khuẩn phát triển. Tránh dùng thuốc bừa bãi vì sẽ làm hỏng gan tụy của  tôm.

– Tăng cường bổ sung khoáng, vitamin C, vitamin tổng hợp,… các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung giúp tôm phòng chống bệnh tật.

  • Với đàn tôm đã bị nhiễm bệnh

Khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể tôm sẽ làm cho tôm bị viêm và cũng khiến cho các bộ phận khác trong cơ thể chết đi, máu loãng, huyết cầu giảm dần dẫn đến tình trạng bị thiếu oxy. Vì vậy, có thể chữa trị bằng cách cải thiện chất lượng nước, tăng lượng oxy trong ao nuôi và không được để oxy thấp hơn 5ppm.

Nên cung cấp thức ăn bổ sung có vitamin, chất dinh dưỡng để giúp cho các bộ phận khác khỏe mạnh và có số lượng huyết cầu nhiều hơn.

Cuối cùng để đảm bảo sức khỏe cho tôm, người nuôi và chính người sử dụng tôm được bảo vệ, hãy lựa chọn sử dụng những sản phẩm an toàn từ https://thuysanviethan.com/

Nguồn: tepbac.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay
chat-active-icon