Cơ chế bảo vệ ở giáp xác, cụ thể là tôm, không phát triển bằng cá và các động vật có xương sống khác. Hệ miễn dịch ở tôm là hệ miễn dịch không đặc hiệu hay cơ chế bảo vệ bẩm sinh. Trong đó, đường ruột là bộ phận quan trọng nhất đối với tôm và cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất.
Các bệnh như phân trắng, phân lỏng, phân đứt khúc đều do đường ruột bị tổn thương do vi khuẩn hại, thức ăn bị nấm mốc hoặc do tảo xâm nhập. Những tác nhân này tiết ra độc tố phá hoại thành ruột, làm cho ruột bị viêm nhiễm, và dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
Biểu hiện của tôm mắc bệnh đường ruột
Biểu hiện của tôm bị bệnh đường ruột
- Tôm giảm ăn, chậm lớn
- Đường ruột tôm bị hoại tử, đường ruột loãng hoặc đứt đoạn do tôm không hấp thụ được thức ăn.
- Khi kiểm tra nhá, phân tôm không suông dễ rã, ngắn, màu sắc nhợt nhạt
- Tôm bị bệnh phân trắng
Theo thông thường, người dân sẽ sử dụng kháng sinh để điều trị khi thấy tôm có biểu hiện bệnh. Điều này trong thời gian dài sẽ làm mất đi sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, các khuẩn lợi giảm đi, khuẩn hại bắt đầu tấn công và phát triển nhiều thêm nhiều bệnh đường ruột nghiêm trọng. Chưa kể đến tồn dư kháng sinh trong con tôm.
Cơ chế – công dụng của men vi sinh trong điều trị bệnh đường ruột tôm
Hiện nay, để giảm thiểu những bất lợi do kháng sinh, nhiều bà con đã thay thế bằng những loại men tiêu hóa có lợi cho đường ruột tôm, giúp tôm tiêu hóa tốt, phòng ngừa các bệnh đường ruột hiệu quả. Cơ chế của men này là sử dụng những lợi ích của lợi khuẩn Bacillus subtilis. B.subtilis có hệ thống men tương đối hoàn chỉnh, có khả năng sản sinh nhiều enzyme gây tác dụng trực tiếp dung giải một số type vi khuẩn Proteus gây bệnh trong đường ruột.
Vi khuẩn B.subtilis
Ngoài ra B.subtilis còn có khả năng tổng hợp một số chất kháng sinh tự nhiên như Bacitracin, Bacilysin, Baxilomicin (A,B,C,R), Bacillopectin, Mycobacillin, Subtilin (A,B,C), Prolimicin… có tác dụng ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt một số vi sinh vật khác, tác dụng lên cả vi khuẩn gram âm lẫn gram dương, nấm gây bệnh. Nhờ các kháng sinh này mà B. subtilis có khả năng cạnh tranh tốt với các vi khuẩn có hại. B. subtilis tồn tại trong các chế phẩm sinh học ở trạng thái bào tử, khi đưa vào dạ dày nó không bị acid cũng như các men tiêu hóa ở dịch vị phá hủy. Nhờ vậy, bào tử của B. subtilis có thể qua được rào chắn tiêu hóa sau đó nảy mầm và sinh sôi trong đường ruột.
Lợi ích của men vi sinh đối với đường ruột tôm
- Giúp tiêu hóa nhanh thức ăn.
- Ức chế các vi khuẩn gây bệnh đường ruột từ đó giảm nguy cơ nhiễm các bệnh đường ruột như ruột lỏng, đứt khúc, phân trắng trên tôm.
- Cải thiện hệ thống tiêu hóa sau khi sử dụng kháng sinh.
- Giúp ruột to, phân dài, tiêu hóa nhanh thức ăn, giúp tôm tăng trọng, nhanh lớn.
CÁC SẢN PHẨM MEN VI SINH ĐƯỢC ƯA CHUỘNG, MANG LẠI KẾT QUẢ CAO CỦA VIỆT HÀN :
https://thuysanviethan.com/men-vi-sinh-chuyen-dung/