Doanh nghiệp đầu tư nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ tối đa 15 tỷ đồng/dự án

Doanh nghiệp đầu tư nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ tối đa 15 tỷ đồng/dự án

Khuyến khích doanh nghiệp có dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản và doanh nghiệp có tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển bằng cách hỗ trợ tối đa 15 tỷ đồng.

Doanh nghiệp đầu tư nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ tối đa 15 tỷ đồng/dự án

Theo Báo Chính phủ, doanh nghiệp có dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ tối đa 15 tỷ đồng/dự án; doanh nghiệp có tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển được hỗ trợ tối đa 15 tỷ đồng/tàu. Đây là đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.

Cụ thể là, theo dự thảo thì doanh nghiệp có dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ không quá 40% tổng mức đầu tư dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án, tối đa 15 tỷ đồng/dự án. Dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản phải đáp ứng điều kiện về quy mô công suất tối thiểu do UBND cấp tỉnh quy định.

Doanh nghiệp có tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển được ngân sách Nhà nước hỗ trợ với mức 30 triệu đồng/tấn tải trọng (DWT), không quá 40% tổng mức đầu tư, tối đa 15 tỷ đồng/tàu. Điều kiện hỗ trợ là tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá có tải trọng tối thiểu 200 DWT; được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ theo quy định của pháp luật.

Đối với hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, dự thảo nêu rõ, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 1,5 tỷ đồng/dự án, cụ thể: Hỗ trợ cho doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề hoặc thuê đào tạo nghề không quá 40% chi phí đào tạo cho một lao động, mức hỗ trợ tối đa 6 triệu đồng/lao động.

Nguồn vốn hỗ trợ: Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương dành khoảng 5% vốn chi ngân sách hàng năm cho ngành nông nghiệp, nông thôn để thực hiện Nghị định này. Nguồn vốn thực hiện bao gồm: vốn chi đầu tư phát triển, vốn chi thường xuyên, dự phòng, vượt thu ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật đầu tư công và pháp luật ngân sách Nhà nước.

Về trình tự và thủ tục hỗ trợ đầu tư, doanh nghiệp nộp 3 bộ hồ sơ (bản chính) và 1 bản điện tử kèm theo, gồm: Đề xuất dự án đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản đề nghị hỗ trợ đầu tư, các tài liệu liên quan khác (nếu có).

 

doanh nghiep dau tu nuoi trong thuy san duoc ho tro toi da 15 ty dong du an 1751 1 1

Đối với đề nghị hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu nộp kèm theo giấy tờ góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để hình thành vùng nguyên liệu. Đối với đề nghị hỗ trợ tín dụng nộp kèm theo hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Đối với đề nghị hỗ trợ tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá chỉ nộp: Văn bản đề nghị hỗ trợ, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ và các tài liệu xác định giá trị của tàu.

Về xử lý đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp: Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công cấp tỉnh/đơn vị thuộc bộ chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan có văn bản thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn hỗ trợ doanh nghiệp. Căn cứ văn bản thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của dự án, Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định hỗ trợ vốn cho dự án của doanh nghiệp. Trường hợp từ chối hỗ trợ, Bộ trưởng các Bộ/Chủ tịch UBND cấp tỉnh có văn bản gửi doanh nghiệp và nêu lý do từ chối.

Nguồn: tongcucthuysan.gov.vn

Bài viết liên quan
Gọi Ngay
chat-active-icon