NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG NGỪA ĐIỀU TRỊ BỆNH TEO GAN TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

nguyen nhan cach phong ngua dieu tri benh teo gan o tom the chan trang 1639 4

Bệnh teo gan (bệnh hoại tử gan tụy cấp EMS/AHPNS) hay còn được mọi người với cái tên đơn giản là hội chứng tôm chết sớm bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên năm 2010 tại Việt Nam. Bệnh xảy ra trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Vậy nguyên nhân, cách phòng ngừa, điều trị bệnh teo gan ở tôm thẻ chân trắng như thế nào là câu hỏi của rất nhiều bà con nuôi tôm. Cùng Bác sỹ tôm tìm hiểu về căn bệnh teo gan ở tôm qua bài viết dưới đây nhé!

nguyen nhan cach phong ngua dieu tri benh teo gan o tom the chan trang 1639 1

Tôm bị teo gan (phải) và tôm khỏe mạnh (phải)

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Bệnh teo gan do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tạo ra một độc tố mạnh làm phá hủy nhanh mô và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ thống tiêu hóa của tôm, ngoài ra còn do vi khuẩn có tên Proteobacteria. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là một loại vi khuẩn trong cùng một nhóm với những vi khuẩn gây bệnh tả. Nó sống trong vùng nước mặn lợ và gây ra bệnh đường tiêu hóa.  Đây là nguyên nhân làm tôm chết sớm trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi thả, tỷ lệ tôm chết có thể lên tới trên 70%.

 

nguyen nhan cach phong ngua dieu tri benh teo gan o tom the chan trang 1639 1 1

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè vì khi đó, nhiệt độ nước trong ao cao, nước ao bị nhiễm bẩn khiến cho hệ tảo phát triển mạnh trong đó có cả những tảo độc. Nhiệt độ cao cũng kích hoạt các phản ứng hóa học ở tầng dưới đáy ao để tạo khí độc H2S (mặc dù pH ao ổn định ở giới hạn thích hợp).

ao nuôi tôm nhiễm tảo xanh

Ao nuôi tôm nhiễm tảo xanh

Bệnh thường xuất hiện ở các ao thâm canh, ít thay nước vì nước khi bị nhiễm bẩn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào hệ thống gan tụy.

Biểu hiện của bệnh teo gan ở tôm

– Khi mắc bệnh, tôm thường ăn ít thậm chí bỏ ăn, chậm lớn, ruột rỗng, hệ số chuyển đổi thức ăn cao, tỷ lệ giữa trọng lượng cơ thể và chiều dài thấp, vỏ mềm, mang đen tối. Trên thân tôm bám đầy các sinh vật cơ hội.

gan tụy tôm nhiễm bệnh

Hình A và B là tôm và gan tụy tôm nhiễm bệnh teo gan

Hình C và D là tôm và gan tụy của tôm khỏe mạnh

– Tôm khi nhiễm bệnh thường bị hôn mê, lờ đờ, có màu trắng nhợt do sự hoại tử ở gan và tụy. Khi tách gan tôm thấy gan tụy bị teo nhỏ lại chỉ bằng 1/3 thể tích gan bình thường, khó bóp vỡ khối gan tụy của tôm bằng ngón cái và ngón trỏ, khi lăn gan tôm sẽ cảm thấy nó dai dai giống cao su. Trong một số trường hợp, trên khối gan tụy xuất hiện các đốm đen.

– Tôm bị teo gan khi gan bị đen, nếu quan sát kĩ đường ruột, ta sẽ thấy nó bị đứt quãng hoặc không có thức ăn.

bệnh teo gan tôm

– Bệnh thường bắt đầu xảy ra và tỷ lệ chết cao sau 10 ngày thả nuôi. Tôm chết rải rác, và không rầm rộ. Số tôm chưa nhiễm bệnh thì vẫn ăn bình thường. Tôm yếu chìm dưới đáy ao. Nếu thời tiết cải thiện, sức khỏe tôm sẽ tăng lên, tôm thẻ có thể không bùng phát bệnh và nếu được chăm sóc tốt, tôm thẻ có thể tiếp tục sống sót.

– Tôm bị bệnh thường nhạy cảm với các chất độc từ môi trường.

Cách phòng ngừa điều trị bệnh teo gan ở tôm

– Chọn tôm giống khỏe mạnh từ nhiều cơ sở với các mẻ khác nhau và loại bỏ hoàn toàn những con tôm phát sáng để hạn chế rủi ro.

nguyen nhan cach phong ngua dieu tri benh teo gan o tom the chan trang 1639 5

– Nên ương tôm từ 1-3 tuần để tôm khỏe hơn, dễ thích nghi với môi trường ao hồ lớn khi thả vào sau  này.

– Ao nuôi tôm phải tránh xa các vùng đất nhiễm phèn, làm sạch bùn đen, phơi khô nền đáy.

xử lý bùn đáy trong ao nuôi tôm

Xử lý bùn đáy trong ao nuôi tôm

Tuyệt đối không sử dụng hóa chất trừ sâu, hóa chất độc hại ở ao nuôi. Tiến hành sát trùng nước và gây màu nước ổn định trước khi thả tôm từ 1-2 ngày để loại bỏ các mầm bệnh có thể có. Loại bỏ khí H2S với các ao cũ hoặc ao cùng đất nhiễm phèn.

Xử lý màu nước trong ao nuôi tôm

Xử lý mất màu nước trong ao nuôi tôm

– Không thả tôm vào ao nuôi với mật độ quá dày, tùy môi trường ao nuôi và số lượng quạt nước trong ao.

– Khi tôm phát triển mạnh vượt ngưỡng cho phép, cần chủ động giảm bớt số lượng để đảm bảo mật độ tôm nuôi là vừa đủ.
-Từ ngày thứ 20 sau khi nuôi, cần kiểm soát nghiêm ngặt lượng thức ăn cho tôm hàng ngày, giữ độ pH ổn định và duy trì nồng độ kiềm và hàm lượng oxy trong nước.

Bảng điều chỉnh lượng thức ăn của tôm

Bảng điều chỉnh lượng thức ăn của tôm

Phương pháp điều trị bệnh teo gan cho tôm

– Khi phát hiện tôm có dấu hiệu sưng gan, teo gan, hoại tử gan, tôm yếu cũng như sự cố tôm tấp bờ, nhiễm khuẩn cần tích cực điều trị kịp thời.

– Sử dụng máy Pockit PCR và KIT để phát hiện phát hiện nhanh – sàng lọc bệnh tôm. Kết quả sẽ được hiển thị ngay trên màn hình của máy.

– Sau khi chuẩn đoán được bệnh teo gan ở tôm, sử dụng các sản phẩm của Việt Hàn để hỗ trợ điều trị bệnh:

BIO GAN17 KH 4681 a99

32 TOP GREEN

https://thuysanviethan.com/kh-468/

https://thuysanviethan.com/biogan/

https://thuysanviethan.com/a99/

https://thuysanviethan.com/top-green/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay
chat-active-icon