GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH TOÀN ĐỰC TRONG RUỘNG LÚA

Qua thời gian xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh toàn đực xen lúa. Để việc nuôi tôm càng xanh toàn đực xen lúa đạt hiệu quả cao cần thực hiện một số giải pháp sau:

1. Kỹ thuật ương tôm càng xanh toàn đực trong ao đất

1.1 Chuẩn bị ao ương:

– Diện tích ương từ 200 mtrở lên, tùy theo quy mô nuôi của từng hộ.

– Cải tạo ao ương thật kỹ gồm các bước sau: tháo cạn nước, nạo vét bùn đáy, bắt cá tạp, tu sữa bờ, cống,…

HINH 1 (500x320).jpg

Hình 1: Cải tạo ao ương tôm 

 

– Bón vôi CaO với liều lượng 10kg/100m2, phơi đáy ao từ 3-5 ngày.

– Lấy nước vào qua lưới lọc, mực nước 0,8 m, sau khi lấy nước vào để lắng 3 ngày cho trứng cá, giáp xác nở thì tiến hành xử lý nước bằng Chlorin (30 ppm) và sau 15 ngày tiến hành thả giống.

– Bố trí quạt nước cung cấp oxy cho ao ương.

HINH 2 (500x375).jpg

Hình 2: Ao ương tôm có bố trí quạt nước

       1.2. Mùa vụ ương tôm:

Theo kinh nghiệm, mùa vụ ương tôm trong thời gian từ nước mặn chuyển dần sang môi trường nước ngọt là tốt nhất, dựa theo đặc điểm sinh học của tôm càng xanh trong thời gian tôm con thì phát triển tốt ở môi trường nước lợ và khi lớn lên có khuynh hướng sống ở môi trường nước ngọt.

1.3. Chọn giống, thả giống và mật độ ương:

– Giống: Sử dụng nguồn giống tôm càng xanh toàn đực (tôm post).

– Mua con giống ở những cơ sở sản xuất có uy tín, con giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, không bị xây xát, kích cỡ trương đối đồng đều, có giấy kiểm dịch.

– Bao chứa tôm giống chuyển về được cho xuống ao ương ngâm để thuần hoá nhiệt độ khoảng 15 phút mới thả tôm ra ao ương.

– Thời gian thả tôm tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều mát.

– Mật độ thả ương: 30 – 50 con/m2.

– Thời gian ương 3 tháng.

HINH 3 (408x500).jpg

Hình 3: Tôm giống

 

1.4. Chăm sóc và quản lý:

– Thức ăn cho tôm ăn là thức ăn công nghiệp, để hạn chế làm ô nhiễm nước ao ương.

– Ngày cho tôm ăn 2 lần (sáng 6 -7giờ, chiều 16-17 giờ), lượng thức ăn cho tôm ăn 100kg/10.000tôm/ngày và tăng dần theo thời gian ương.

– Cách cho tôm ăn: đối với thức ăn mãnh cần pha nước tạt đều xung quanh ao ương, thức ăn viên rãi cho tôm ăn.

HINH 4 (500x313).jpg

Hình 4: Thức ăn cho tôm

– Giữ mức nước trong ao ương từ 0.8 – 1.2m.

– Đặt sàng theo dõi khả năng bắt mồi của tôm để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp không để dư thừa hoặc thiếu thức ăn vừa gây lãng phí, ô nhiễm nước vừa làm tôm chậm lớn và phân đàn.

– Định kỳ 10 ngày thay nước một lần, mỗi lần thay từ 30-50% tùy theo màu nước và thời gian ương.

– Sau mỗi lần thay nước, mưa lớn tạt vôi vào ao để giúp ổn định môi trường ao ương tránh gây sốc tôm.

1.5. Thu hoạch

– Sau 90 ngày ương thì có thể tiến hành bẻ càng chuyển sang nuôi thương phẩm.

– Trước khi bẻ càng 2-3 ngày cần thay nước 70% để kich thích tôm lột vỏ.

– Chuẩn bị dụng cụ (lưới kéo, vợt,…) và căng giai ở những ao ương nước sạch để rộng tôm khi thu hoạch và bẻ càng chuyển sang nuôi thương phẩm.

– Nên thu vào lúc sáng sớm.

HINH 5 (500x305).jpg

Hình 5: Bẻ càng chuyển sang nuôi thương phẩm

 

2. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh xen lúa

2.1. Điều kiện ruộng:

– Gần sông, kênh, rạch, để việc cấp tiêu nước dễ dàng.

– Nguồn nước sử dụng trong nuôi tôm không bị ảnh hưởng của nước thải từ khu công nghiệp,…

– Gần nhà thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý tôm nuôi.

2.2. Xây dựng ruộng nuôi tôm:

– Diện tích ruộng nuôi tôm từ: 0,5 – 2ha (tốt nhất từ 1-1,5ha).

– Bờ ruộng nuôi phải chắc chắn, không mọi, bờ ruộng cao hơn mức nước cao nhất trong năm 0,5m.

– Mặt ruộng tương đối bằng phẳng, mức nước trên ruộng đạt 0,3m.

– Mương bao quanh rộng  2 – 3m, sâu 0,8 – 1,2m. Đáy mương bằng phẳng, dốc về phía cống thoát, diện tích mương chiếm từ 30% -40% diện tích ruộng.

– Cống: có 01 cống lấy nước, 01 cống thoát nước, miệng cống 0,5 – 0,8m. Đảm bảo đủ lượng nước điều tiết khi cần thiết.

HINH 6 (500x375).jpg

Hình 6: Ruộng nuôi tôm càng xanh

2.3. Chuẩn bị ruộng nuôi tôm:

– Tháo cạn nước, dọn sạch cây cỏ, rong rêu, vét bùn đáy mương, đắp bờ bao chắc chắn, phơi đáy mương 7 – 10 ngày.

– Bón vôi (CaCO3) với liều lượng 70kg/1000m2.

– Lấy nước: Lấy nước vào ruộng nuôi qua lưới lọc từ cống, mực nước của mương nuôi từ 0.8 – 1,2m.

– Diệt tạp: Dùng rễ dây thuốc cá để diệt cá tạp, liều lượng 4kg/1.000m3.

– Gây màu: Có thể bón phân NPK hoặc Urê hoặc lân… với lượng 3 -6kg/1.000m2 hoặc có thể sử dụng phân hữu cơ 20kg/1.00m2 để gây màu.

– Thả chà (nhánh cây khô, rụng lá, không chát) được cắm thành từng cụm hoặc rải rác khắp mương để làm nơi trú ẩn cho tôm.

2.4. Thả giống:

– Giống được chuyển từ ao ương sang ruộng và tiếp tục nuôi thương phẩm, khối lượng từ 250 -300con/kg.

HINH 7 (500x375).jpg

Hình 7: Ruộng nuôi ở giai đoạn lúa 60 ngày tuổi

2.5. Quản lý và chăm sóc:

2.5.1. Quản lý thức ăn:

– Loại thức ăn:). Giai đoạn này có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn chế biến để hạ giá thành (thức ăn chế biến có thể tham khảo ở bảng 2) và có thể bổ sung thêm thức ăn sẵn có ở địa phương như bắp, gạo lức, cá tạp…để cho tôm ăn.

Bảng 1: Thức ăn cho tôm theo giai đoạn tăng trưởng

Tháng tuổi Lượng thức ăn

(% trọng lượng thân)

4
5

6

7

3
2

1,5

1

 

Bảng 2: Thành phần và tỉ lệ nguyên liệu thức ăn tự chế biến

Nguyên liệu Tỷ lệ pha trộn (%)
Bột cá 20
Bột xương, thịt 10
Cám gạo, mì 15 – 20
Bã rượu (hèm) 2
Bắp 20 – 25
Bã đậu (đậu nành) 15 – 25
Dầu cá 1
Chất kết dính 1

 

– Phương pháp cho ăn: Rải khắp mương nuôi.

– Số lần cho ăn từ 1- 2 lần/ngày.

– Lượng thức ăn cho tôm ăn: tham khảo ở bảng 1 đối với thức ăn công nghiệp và bảng 2 đối với thức ăn chế biến.

– Kích cỡ thức ăn cho tôm ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của tôm. Không nên cho tôm ăn thừa hay thiếu thức ăn vừa gây lãng phí và làm ô nhiễm môi trường nước, nếu cho ăn thiếu tôm sẽ phân đàn.

– Khi thời tiết thay đổi, tôm lột xác, … nên giảm lượng thức ăn.

– Kết hợp sàng ăn và chài kiểm tra thức ăn trong đường ruột tôm trước và sau khi cho tôm ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Định kỳ bổ sung vitamine C, men tiêu hóa,…trộn vào thức ăn cho tôm ăn nhằm giúp tăng cường sức đề kháng và giúp tôm tiêu hóa tốt thức ăn.

2.5.2. Quản lý môi trường:

– Cần duy trì các yếu tố môi trường ao nuôi trong ngưỡng thích hợp

Bảng 3: Quản lý các yếu tố môi trường nuôi

 

Yếu tố Tối ưu Cho phép Chú ý
DO (ppm) > 5 > 3 Quạt nước, sục khí hợp lí
pH 8 ± 0.3 7.0 – 8.7 Dao động trong ngày £0.5
Nhiệt độ (oC) 28 – 31 26 – 33 Độ sâu ao nuôi, quạt nước
Độ kiềm (ppm) 80 – 120 60 – 180 Tăng: bón CaCO3/ Dolomite
Độ trong (cm) 30 – 40 25 – 50 Màu nước (mật độ tảo, tăng, giảm/ bón phân)
NH3 (ppm) 0 <0.1 Độ độc phụ thuộc vào pH
H2S (ppm) 0 <0.02 Độ độc phụ thuộc vào pH

 

– Thay nước: Đối với tôm càng xanh việc thay nước rất quan trọng, cần chủ động và thay nước thường xuyên, lượng nước thay từ 20 – 50% lượng nước trong ruộng nuôi. Khi cấp nước cho ruộng nuôi tôm cần kiểm tra các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong ruộng nuôi cho tương đồng.

– Cần bón vôi (CaCO3) cho ruộng nuôi khi thay nước hoặc sau những cơn mưa lớn với liều lượng 3kg/100m2.

2.6. Thu hoạch:

Sau thời gian nuôi 5 tháng, có thể thu tỉa những con tôm đạt kích cỡ thương phẩm, những con chưa đạt kích cỡ thương phẩm thì tiếp tục nuôi khoảng 7 tháng thì thu tỉa lần 2, sau 10 tháng nuôi thu hoạch toàn bộ.

HINH 8 (500x375).jpg

Hình 8: Tôm thương phẩm

Nguồn: Nguyễn Minh Hiếu – Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre​

Bài viết liên quan
Gọi Ngay
chat-active-icon