Việc duy trì màu nước ổn định không chỉ giúp tôm sinh trưởng tốt mà còn hạn chế nguy cơ bệnh từ môi trường. Tảo là thành phần quan trọng quyết định màu nước ao, nhưng nếu phát triển quá mức hoặc suy giảm đột ngột, chúng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Do đó, người nuôi cần biết cách tạo màu nước đúng chuẩn để giữ ao luôn ổn định.

Vai trò của tảo trong ao nuôi
Tảo giúp duy trì oxy hòa tan trong nước, giảm ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xuống đáy ao, hạn chế rủi ro phát triển các loại tảo độc. Màu nước ao lý tưởng thường là xanh lá cây nhạt, xanh rêu hoặc nâu nhạt. Tuy nhiên, nếu màu quá đậm hoặc có biểu hiện bất thường như đỏ gạch, vàng đậm, đó là dấu hiệu cho thấy hệ sinh thái ao đang bị mất cân bằng.
Ngoài ra, tảo còn đóng vai trò như một nguồn thức ăn tự nhiên cho nhiều sinh vật có lợi trong ao nuôi. Khi hệ tảo phát triển đúng mức, chúng giúp duy trì hệ sinh thái ổn định, giảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và góp phần tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt, tảo có thể gây hại nhiều hơn lợi ích.
Tác hại của tảo phát triển quá mức
Tảo quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy vào ban đêm do chúng tiêu thụ oxy khi hô hấp. Nó cũng làm giảm oxy đột ngột khi bị suy giảm đột ngột, dẫn đến hiện tượng tôm bị sốc, tấp trung bên bờ ao hoặc chết hàng loạt. Ngoài ra, khi tảo chết, xác của chúng phân hủy sẽ gây mùi hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Một số loại tảo độc như tảo lam còn tiết ra độc tố, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và hô hấp của tôm. Nếu tôm hấp thụ phải nguồn nước có độc tố từ tảo, chúng có thể bị giảm ăn, chậm lớn và dễ mắc bệnh đường ruột. Tảo phát triển quá mức cũng làm giảm độ trong của nước, cản trở ánh sáng và gây mất cân bằng trong hệ sinh thái ao nuôi.
Cách tạo màu nước đúng chuẩn
Quản lý lượng thức ăn
Kiểm soát chế độ cho ăn, tránh thức ăn dư thừa gây phát triển tảo quá mức.
Sử dụng thức ăn chất lượng cao, hạn chế lắng phát thải.
Theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày để điều chỉnh hợp lý, tránh dư thừa làm tăng lượng chất hữu cơ trong ao.
Quản lý lượng thức ăn để tránh ô nhiễm môi trường nước. Ảnh: ST
Bổ sung vi sinh
Sử dụng chế phẩm sinh học để hạn chế sự phát triển của tảo có hại.
Cần tạt vi sinh đều đặn, nhất là sau mỗi lần thay nước hoặc môi trường thay đổi.
Chọn các loại vi sinh có lợi như Bacillus hay Lactobacillus để hỗ trợ phân hủy chất hữu cơ dư thừa, giúp cân bằng hệ tảo trong ao.
Quản lý oxy và khuấy động nước
Duy trì quạt nước để tổng hợp oxy và tránh hiện tượng phân tầng nước.
Tăng cường sục khỏe tôm bằng cách duy trì lưu thông nước tốt.
Kiểm tra hệ thống quạt nước thường xuyên để đảm bảo hoạt động hiệu quả, tránh hiện tượng thiếu oxy cục bộ gây sốc tôm.
Theo dõi màu nước thường xuyên
Sử dụng dài Secchi để kiểm tra độ trong của nước, mức lý tưởng là 30 – 40 cm.
Nếu màu nước biến đổi đột ngột, cần xác định nguyên nhân và xử lý ngay.
Quan sát biểu hiện của tôm trong ao, nếu thấy tôm có dấu hiệu bơi lội bất thường hoặc giảm ăn, cần kiểm tra ngay chất lượng nước để điều chỉnh kịp thời.
Lượng tảo trong ao khi xuất hiện quá nhiều sẽ gây ra nhiều bất lợi cho tôm nếu tảo chết. Ảnh: ST
Sử dụng khoáng chất hợp lý
Bổ sung khoáng vi lượng như canxi, magie để giúp tôm phát triển tốt và hạn chế sự bùng phát của tảo có hại.
Duy trì độ kiềm ổn định trong ao để hạn chế sự phát triển quá mức của một số loại tảo độc.
Duy trì màu nước đúng chuẩn trong ao nuôi tôm không chỉ giúp môi trường sống ổn định mà còn giảm thiểu nguy cơ bệnh từ vi khuẩn gây ra. Kiểm soát tảo bằng cách quản lý thức ăn, oxy, vi sinh và theo dõi thường xuyên là yếu tố quan trọng giúp ao nuôi đạt hiệu quả cao. Người nuôi cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường, điều chỉnh kịp thời để đảm bảo tôm phát triển khỏe mạnh, năng suất cao và hạn chế tối đa rủi ro do tảo gây ra.